Kế toán cũng như các ngành nghề khác, đó là mức lương có xứng đáng với những công sức của bạn hay không? Câu chuyện lương THẤP, đổi nghề hay tiếp tục gắn bó luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều Kế toán viên. Hãy đọc những chia sẻ của một bạn trong nghề dưới đây, để xem bạn có tìm thấy hình ảnh của mình hay không?
Làm kế toán mà cảm thấy lương thấp và không hạnh phúc thì khả năng cao là bạn đang không phù hợp với việc đó. Cách duy nhất để thay đổi…đó chính là… THÁI ĐỘ! Là người mong muốn xây dựng mức lương cấp nhân viên từ 20 triệu trở lên nên tôi đã từng bắt tay vào sắp xếp và định hướng lại cho một đội ngũ. Kết quả tôi đã từng có là sau một thời gian đã có được 70% đang tiến về mức này, tức họ đang ở tầm mức 15tr trở lên và tiến về 20tr vào một ngày không xa. Số còn lại chưa đạt nhìn thấy vậy bắt đầu chạnh lòng và than phiền. Họ gặp cấp trên và nói:
– “Em cần xem xét lại mức lương vì việc quá nhiều.”
Cấp trên bạn ấy không đồng ý và nói nếu bạn không chấp nhận thì nghỉ. Tôi hẹn gặp và đề xuất với bạn ấy:
– “Chị cần biết công việc của em nhiều như thế nào cho nên em giúp chị một việc: hàng ngày lên kế hoạch công việc trước từ 1 ngày đến 1 tuần hoặc nếu em không có kế hoạch thì hàng ngày em làm gì em liệt kê trên calendar. Đơn giản chỉ là ghi nội dung công việc, làm bao nhiêu giờ. Phần mềm sẽ cho báo cáo thống kê để chị căn cứ vào đó có cơ sở thuyết phục bộ phận HR điều chỉnh lương cho em.”
Kết quả là bạn ấy không làm được. Bạn ấy nói rằng muốn đổi nghề, bạn cho rằng mình không hợp với nghề này. Nhưng nghề nào phù hợp thì đến nay sau vài năm bạn ấy vẫn chưa có câu trả lời. Có nhiều bạn đi làm việc như vậy đấy. Làm cái mình thích và cũng làm theo cách mình thích luôn. Họ thích tự do, không gò bó và chẳng quan tâm gì đến kết quả mong đợi của người trả lương cho mình. Tôi làm việc với người Nhật, họ nói rằng: người Nhật rất quan tâm đến 3 chữ: “liên lạc”, “báo cáo” và “thương lượng”. Họ cho rằng đó mới là “team work”.
Để biết mình hợp với nghề nào mình phải thử. Giả sử có tìm được công việc phù hợp chưa chắc gì đã đạt được thu nhập bằng như hiện tại ngay vì bạn cần một thời gian nhất định để chứng minh giá trị đóng góp. Mức thu nhập là một điều mà ít ai muốn đánh đổi. Nhất là khi thu nhập đang luôn là mục tiêu quan trọng. Trong một giai đoạn nào đó nó thật sự rất quan trọng. Mặt khác, công việc nào cũng có sự cạnh tranh. Nhất là việc càng dễ thì sự cạnh tranh càng cao. Cho nên nếu bạn chỉ dựa vào năng lực thì bạn phải trả giá bằng sự thể hiện bản thân và thời gian. Còn nếu bạn dựa vào cái khác năng lực như là mối quan hệ, cơ hội, tài chính…. thì công việc bạn sẽ phụ thuộc vào sự bền vững của những điều đó và khi nó mất đi thì cái giá phải trả khi bạn không có năng lực là: bạn có năng lực gì khác không? bạn có thể thích nghi với công việc khác trong bao lâu?…
Thực tế thì cũng có nhiều bạn chuyển nghề khá thành công. Nhưng làm kế toán mà bạn vừa cảm thấy lương thấp mà vừa không hạnh phúc với công việc thì khả năng cao là bạn đang không phù hợp. Vậy có cách nào để cải thiện việc này không ? Có, theo tôi đó chính là thái độ. Công việc cũng như cuộc sống vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp được toàn điều như ý, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, luôn luôn có trở ngại. Để vượt qua trở ngại cần có thái độ tích cực. Thái độ có thể giúp bạn cải thiện tình hình để vượt qua được trở ngại.
Cho nên nếu bạn chọn con đường nào thì bạn nên có thái độ tốt với lựa chọn đó, hoặc là bạn chọn con đường khác. Bạn không nên có thái độ tiêu cực với các lựa chọn của mình. Điều đó không giúp ích gì cho các bạn cả. Bạn vác một viên đá nặng, trọng lượng của viên đá được quyết định rất nhiều bởi thời gian bạn mang nó bao lâu và với thái độ thế nào. Cho nên thái độ tiêu cực chỉ làm tiêu tốn năng lượng của bạn mà thôi. Mặt khác một khi bạn đã có thói quen không tôn trọng các quyết định của mình thì khả năng cao là vấn đề của bạn nằm ở thái độ chứ không phải lựa chọn đúng hay sai. Trong tuyển dụng, tôi không bao giờ chọn những người chỉ có thể nói: I can … ,mà tôi luôn chọn người có thể nói: I am willing to… Cho nên đa số các buổi phỏng vấn chọn nhân sự tôi thường chỉ tham gia vào vòng cuối. Chỉ để biết: bạn có khao khát làm việc này hay không?
(Nguồn: Nguyễn Hạnh Trang)
Nếu bạn yêu nghề và vẫn tiếp tục muốn gắn bó, thì không còn cách nào khác đó là phải tiếp tục nỗ lực và cố gắng; ngoài việc học thêm các khóa học, “lăn xả” trực tiếp với công việc, bạn cũng có thể nâng cao chuyên môn nghề nghiệp bằng cách đọc và tích lũy kinh nghiệm thông qua những trải nghiệm của những người đi trước.
Bộ 9 cuốn sách dành cho Kế toán tại TACA được tổng hợp và biên soạn bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, hãy đọc và tự tìm kiếm cho bản thân một định hướng mới trong công việc.
Đừng ngần ngại, hãy liên lạc với TACA để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Comment hoặc Inbox TACA – Đào tạo và Huấn luyện Kế toán
hoặc gọi ngay Hotline 0985.611.911 hoặc 0947.511.911 để được tư vấn miễn phí!
TACA – KIẾN TẠO SỰ NGHIỆP!